Giỏ hàng
Tài khoản

Từ Điển Chơi Giày Cho "Lính" Mới...!!!

calendar 15/05/2018 user Đăng bởi: Quang Dũng

   Ở tất cả lĩnh vực trong cuộc sống đều có những đĩnh nghĩa, khái niệm riêng của chúng và chẳng cái nào giống cái nào. Sẽ thật ngại nếu như vô tình có người "hỏi thăm", mà chúng ta lại không nắm bắt được những khái niệm ấy.. Đối với một dân chơi Giày cũng có những định nghĩa của họ. Hãy cùng TheNOOB học hỏi những từ mời trong lĩnh vực này nhé !

 (Ảnh: Internet)

Trước tiên, chúng ta cần biết qua tên gọi 1 số bộ phận cấu tạo nên 1 đôi giày.

- Upper: phần thân giày

- Eyelet: lỗ xỏ giày

- Heel: gót giày

- Last: khuôn giày

- Lace: dây giày

- Lining: lớp lót bên trong 

- Sole: đế giày

- Insole: đế trong

- Midsole: đế giữa

- Outsole: đế ngoài

- Toe: mũi giày

- Tongue: lưỡi gà.

- Shoes tree: một dụng cụ có hình dáng tương tự bàn chân dùng để đặt vào trong đôi giày nhằm giữ dáng, chống nếp nhăn, tăng tuổi thọ đôi giày.

Chưa hết đâu, đây chỉ là một số từ phổ thông dễ hiểu nhất về cấu tạo 1 đôi giày.

Tiếp theo, cùng TheNOOB điểm mặt các từ lóng quen thuộc của một Sneakerhead nhé.

Sneakerhead: danh từ chỉ những người có niềm đam mê mãnh liệt với giày

Hypebeast: Người mua giày vì nó đẹp và hiếm, thường không quan tâm giá, thậm chí mua giày chỉ vì người khác thích

DS: Deadstock – tình trạng giày hoàn toàn mới, chưa hề được thử qua và đi kèm với đầy đủ phụ kiện 

NIB: New In Box – Giày mới và có đầy đủ phụ kiện (tương tự DS)

PADS: Pass as Deadstock – giày chỉ được thử qua 1 lần, chưa mang ra ngoài, đi kèm với đầy đủ phụ kiện

VNDS: Very near Deadstock – Giày được mang trong thời gian ngắn, hoàn toàn mới, đi kèm với đầy đủ phụ kiện 

NDS: Near Deadstock – tương tự như VNDS, đã được mang nhưng nếu vệ sinh lại có thể tạm xem như VNDS..

NWT: New With Tag – Giày đi kèm với phụ kiện, có thể không có hộp.

OG all/OG nothing: Có đầy đủ phụ kiện/Không còn phụ kiện, chỉ còn giày.

NFS: Not For Sale – không bán.

OBO: Or Best Offer – trả giá tốt nhất, được cả 2 bên mua và bán chấp thuận.

Deal: Giày được bán với giá “đẹp”, dễ chịu.

Steal: Giày tốt giá đẹp không tưởng. Có thể xem như deal siêu tốt.

BIN: Buy It Now – Giá để mua ngay, không offer, không đấu giá.

Cop or Drop: Mua hoặc Không Mua/không quan tâm

Bid: Đấu giá.

HMU – Hit Me Up: Thông điệp từ người bán rằng “người mua hãy chủ động liên lạc”

Limited: phiên bản giới hạn

Reseller: Người mua những phiên bản giày limited và bán lại với giá cao hơn.

Legit Check: Kiểm tra độ uy tín của người bán, của sản phẩm có đáng tin hay không.

Price Check: Kiểm tra và định giá sản phẩm để tránh mua “hớ” với giá cao hơn mức trung bình.

Low Ball: Trả giá thấp ở mức không hợp lý.

Flaws: Lỗi ở sản phẩm như chỉ thừa keo dư hoặc một số chi tiết không đúng chuẩn.

Hype: Chỉ việc giá bán của sản phẩm bị đôn lên cao do nhiều lí do tác động vào, chẳng hạn như Kanye West mang đôi gì là đôi đấy trở thành hàng hot.

Colorway: Phối màu

LE: Limited Edition – Phiên bản phát hành có giới hạn số lượng và được phát hành ở những nhà phân phối bán lẻ nhất định.

PE: Player Edition – Phiên bản phát hành riêng cho cầu thủ

Heat: thường là những đôi lạ đẹp và hiếm.

J’s/Jays: Jordan – Giày thuộc thương hiệu Jordan

Samples: Những phiên bản được dùng làm mẫu chưng bày

 

Trên đây là một số khái niệm cần có cho một đầu giày, hy vọng chúng sẽ giúp ích các bạn trong tương lai. Nếu cảm thấy hứng thú, hãy Like và Follow TheNoob ủng hộ bọn mình nhé!!!

Truy cập website: https://thenoob.vn/ - Để có thế tìm được cho bản thân những bộ trang phục vừa ý... Bật mí, TheNoob đang chuẩn bị cập bến rất rất nhiều sản phẩm thời trang chất lượng. Mọi người cùng đặt gạch "hóng" nha.

Cheer!!!

(Bài viết có sử dụng tư liệu từ #HNBMG)

Cheer!!!

 

 

 

 

 

 

 

Viết bình luận của bạn: